Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

: xem bài

 

Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên Việt Nam bao gồm 5 tỉnh thành : Đắk Lắk, Đắk Nông, Kom Tum, Gia Lai và Lâm Đồng. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc thiểu số, trong đó phải kể đến Bana, Gia Rai, Ê Đê, M’nong, Cơ Ho, Mạ, những dân tộc bản địa đã sinh sống ở đây qua nhiều thế kỷ.

Dân tộc Bana



Người Bana sống chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kon Tum, với những phong tục tập quán như thờ nhiều thần linh, hôn nhân tự do, cưới xin theo nếp cổ truyền, sau khi sinh con đầu lòng mới làm nhà riêng.

Dân tộc Bana sinh sống trong các ngôi nhà sàn chắc chắn, mỗi bản làng lại có một nhà công cộng (nhà rông) to và đẹp ở giữa làng. Văn hóa của người dân gắn liền với các nhạc cụ đa dạng, từ cồng, chiêng đến đàn T’rưng, Klông pút, Kơni, kèn tơ nốt…; nghệ thuật chạm khắc gỗ ở đây cũng rất phát triển. Điều này được thể hiện rõ qua công trình Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (Nhà thờ gỗ Kon Tum), một địa điểm tôn giáo linh thiêng được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, vô cùng đẹp mắt.

 


Nhà thờ gỗ Kon Tum

Trang phục của người dân tộc Bana là nam đóng khố, nữ mặc váy. Họ sinh sống chủ yếu nhờ làm rẫy và chăn nuôi. Mỗi làng đều có lò rèn, phụ nữ dệt vải tự lo đồ mặc cho gia đình; đàn ông đan chiếu, dệt lưới, làm gùi, giỏ… Mua bán theo chế độ đổi hàng.

 

Dân tộc Gia Rai

Địa bàn cư trú của dân tộc Gia Rai chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Họ có phong tục thờ thần (Giàng) và nhiều nghi lễ liên quan đến thần trong sản xuất; duy trì chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ và được chia tài sản khi lấy chồng. Hôn nhân tự do, con gái chủ động việc hôn nhân. Con trai ở rể, không được thừa kế tài sản.

Người dân sống thành làng, ở nhà sàn, mỗi làng có một nhà rông. Già làng là người đứng đầu buôn. Nhạc cụ có chiêng, cồng, đàn T'rưng, đàn tưng nưng, đàn klông pút. Dân tộc Gia Rai cũng là những người sản sinh ra những trường ca, truyện cổ nổi tiếng.

Người dân sinh sống bằng việc trồng nương làm rẫy và chăn nuôi, đặc biệt có nuôi voi.

 

Dân tộc Ê Đê



Người Ê Đê sinh sống chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và phía nam tỉnh Gia Lai. Họ thờ nhiều thần linh, sống trong nhà sàn và nhà dài. Trong nhà, một nửa chính để tiếp khách, gọi là Gah; nửa còn lại là không gian sinh hoạt của gia đình (Ôk).

Cộng đồng dân tộc Ê Đê cũng duy trì chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ, con trai không được thừa kế. Ðàn ông ở nhà vợ, nếu vợ chết chị em nhà vợ không còn ai thay thế thì về ở với chị hoặc em gái.

Nhạc cụ có chiêng, cồng, trống, sáo, khèn, đàn. Ðing năm là nhạc cụ phổ biến và yêu thích. Kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, cao dao, đặc biệt là trường ca, sử thi (Khan).

Về trang phục, nữ mặc áo, quấn váy màu chàm, hoa văn sặc sỡ. Nam đóng khố, mặc áo. Ðồ trang sức: bạc, đồng, hạt cườm.

 

Dân tộc M’nong

Địa bàn cư trú chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Bình Phước, người M’nông cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, thờ nhiều thần linh, đặc biệt là thần lúa. Họ sống thành làng trong các nhà sàn, nhà trệt, mỗi làng có vài chục nóc nhà, đứng đầu là trưởng làng.

Duy trì chế độ mẫu hệ, con mang họ mẹ, người vợ là chủ gia đình. Người M'nông thích nhiều con gái, sinh sau 1 năm mới đặt tên. Tang lễ có tập quán ca hát, gõ chiêng, trống bên áo quan. Khi hạ huyệt dùng cây, que, lá cây trải kín miệng hố rồi lấp đất. Qua 7 ngày hoặc 1 tháng thì làm lễ đoạn tang. Mọi người đều thích rượu cần và thuốc lá cuốn.

Về trang phục, nữ mặc váy quần dài, nam đóng khố, cởi trần. Nghề săn và thuần dưỡng voi ở đây rất nổi tiếng (Buôn Đôn).


0 Comments